Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh khối 12 thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vì vậy, những điều chỉnh trong môn thi, đề thi, cách thức tổ chức thi phải phù hợp với yêu cầu của Chương trình mới, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh. Một trong những điểm mới được quan tâm trong Quy chế thi liên quan đến quy định về xét công nhận tốt nghiệp Trung học Phổ thông. Theo quy định hiện hành, điểm xét tốt nghiệp Trung học Phổ thông được tính với tỷ lệ 70% điểm thi và 30% điểm trung bình học tập (chỉ năm lớp 12). Từ năm 2025, cách tính điểm được đề xuất sẽ sử dụng kết quả học tập của cả 3 năm Trung học Phổ thông (lớp 10, 11, 12) và điểm thi tốt nghiệp, với tỉ tỷ lệ giữa điểm thi - điểm học bạ là 50% - 50%.
Cũng theo Quy chế, học sinh sẽ có 36 Tổ hợp môn đăng ký dự thi tốt nghiệp từ năm 2025… tuy nhiên, với mỗi cách chọn sẽ ảnh hưởng gì đến việc xét tuyển Đại học bằng hình thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp? Hoặc Tổ hợp đăng ký dự thi tốt nghiệp không trùng khớp với Tổ hợp xét tuyển Đại học thì phải xử lý như thế nào? Qúy Phụ huynh và các bạn thí sinh hãy cùng nhau tìm hiểu nhé:
Bộ Giáo dục & Đào tạo cho biết trên cơ sở phân tích khách quan, ý kiến góp ý của các Sở Giáo dục & Đào tạo và dựa theo các nguyên tắc cốt lõi trong quá trình xây dựng Phương án thi… Bộ Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo phương án: Mỗi thí sinh thi 4 môn (Lựa chọn 2+2), gồm: Thi bắt buộc môn Ngữ văn, Toán và được lựa chọn 2 môn học trong lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, vật lý, Hóa học, sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ). Lý do tổ chức thi theo phương án này là: Giảm áp lực thi cử cho học sinh, giảm chi phí cho gia đình các em và cả xã hội; Không gây nên sự mất cân bằng giữa việc chọn khối khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên.
Đồng thời, đối với 9 môn học thí sinh được lựa chọn để dự thi, các môn học này đã có kiểm tra, đánh giá, có thể hiện điểm số vào học bạ; trong quá trình dạy học, học sinh đã được đánh giá quá trình học tập một cách toàn diện, trong quá trình dạy trên lớp. Việc được chọn 2 môn trong số 9 môn học này (có 36 cách thức lựa chọn khác nhau), tạo điều kiện để thi sinh lựa chọn môn thi phù hợp với định hướng nghề nghiệp, năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh cùa bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
Theo Bộ Giáo dục & Đào tạo, Lựa chọn 2+2 có ưu điểm là giảm áp lực thi cử cho học sinh và giảm chi phí cho gia đình học sinh và cả xã hội (thí sinh chỉ thi 4 môn, hiện nay 6 môn). Số buổi thi cũng giảm 1 số buổi thi so với hiện nay. Ngoài ra, điều này cũng không gây nên sự mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh, phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em, tạo điều kiện cho các học sinh dành thời gian học các môn lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp. Thí sinh được chọn 2 môn lựa chọn để thi giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét vào Đại học.
Với 36 Tổ hợp đăng ký dự thi tốt nghiệp này, Phụ huynh và thí sinh có thể tham khảo mục KHỐI THI ở mục tương ứng để có thể vừa dự thi tốt nghiệp đồng thời có thể dùng kết quả này để xét tuyển Đại học năm 2025. Qua đó, Phụ huynh và thí sinh hoàn toàn có thể yên tâm về việc lựa chọn tổ hợp đăng ký dự thi tốt nghiệp đồng thời có thể dùng kết quả này để đăng ký xét tuyển Đại học năm 2025 theo quy định.
Mọi chi tiết thắc mắc, Phụ huynh và thí sinh có thể liên hệ:
TẠI BÌNH DƯƠNG: PHÒNG TUYỂN SINH
Địa chỉ: Số 504, Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: 0274 6 511 756 - 0789 269 219 (zalo)
Website: https://tuyensinh.bdu.edu.vn
Tại Cà Mau: PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG TẠI CÀ MAU
Địa chỉ: Số 03, đường Lê Thị Riêng, phường 5, thành phố Cà Mau
Điện thoại: 0290 6 539 468 – 0942 931 239 – 0971 936 819
Website: https://camau.bdu.edu.vn
Nguyễn BDU Cà Mau